logo-horizontal-black@132x48
MENU
    Chủ đề nóng
    [Ảnh 360º] Celesta Rise nằm đâu trên trục đường huyết mạch của Khu Nam Sài Gòn?
    Hoàn thiện quy định pháp lý condotel trong tháng 12/2019
    Sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đổ về Cam Ranh
    Chi 10.700 tỷ làm cao tốc TP.HCM – Mộc Bài
    Bịt kẽ hở tính thuế nhà đất
    Bảng giá đất nền Quận 1 năm 2019 (cập nhật)
    TP.HCM lên kế hoạch quy hoạch lại đô thị dọc hai bờ sông Sài Gòn
    CNN công bố danh sách 13 thành phố đẹp nhất châu Á và Hội An lại tiếp tục dẫn đầu
    Chung cư có thời hạn vắng bóng: Vì sao?
    Giá bán căn hộ khu Nam Sài Gòn đang tăng “nóng”, cung không đủ cầu

    Tin mới

    Celesta Rise Keppel Land

    [Ảnh 360º] Celesta Rise nằm đâu trên trục đường huyết mạch của Khu Nam Sài Gòn?

    Họp báo chính phủ thường kỳ :: Bộ Xây dựng cam kết Hoàn thiện quy định pháp lý về kinh doanh condotel trong tháng 12

    Hoàn thiện quy định pháp lý condotel trong tháng 12/2019

    Sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đổ về Cam Ranh

    Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ phá thế độc đạo của quốc lộ 22, giúp phương tiện từ cửa khẩu Mộc Bài về thành phố nhanh hơn. (Ảnh: Quỳnh Danh)

    Chi 10.700 tỷ làm cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

    Bịt kẽ hở tính thuế nhà đất

    Bịt kẽ hở tính thuế nhà đất

    Thẻ

    Thẻ
    Biệt thự Bảng giá đất nền Bất động sản Bất động sản Khu Nam Bất động sản Khu Đông Bất động sản nghỉ dưỡng Bất động sản Trung tâm Cam Ranh Bay chuyển nhượng bất động sản Căn hộ Căn hộ cao cấp Căn hộ Khách sạn Căn hộ thông minh Hạ tầng giao thông Hạ tầng giao thông Khu Nam Hội An Khu Nam Khu Đông Malibu Hội An Nam Sài Gòn New City Thủ Thiêm Nhà Bè Nhà phố Nhơn Trạch Quận 1 Quận 2 Quận 4 Quận 7 Quận 9 Sunshine City Sunshine City Sài Gòn Sunshine City Sài Gòn - Chính sách Sunshine City Sài Gòn - Giai đoạn 1 Sunshine City Sài Gòn - Giai đoạn 2 Sunshine City Sài Gòn - Giá bán Sunshine Diamond River Sunshine Group thuế thu nhập cá nhân thị trường Vinhomes Grand Park Vinhomes Grand Park Quận 9 ZeitGeist ZeitGeist Nha Be Đất nền Đầu tư

    Trang chủ » Đọc báo » Khi các “ông lớn” mạnh tay thâu tóm dự án

    Khi các “ông lớn” mạnh tay thâu tóm dự án

    • 20/08/2019
    • Đọc báo, Thị trường
    Share on facebook
    Share on twitter
    Share on telegram
    Share on pinterest
    Share on linkedin
    Share on reddit
    Share on vk
    Share on email
    Share on print
    Cuộc đi “săn” đất sạch và các dự án bất động sản triển khai dở dang vẫn đang diễn ra rầm rộ. Hầu hết các dự án lâm vào tình trạng khó khăn đều về tay những đại gia địa ốc có tiềm lực.

    Trong năm 2019, thị trường bất động sản diễn ra với 2 xu hướng rõ nét, đó là sự sụt giảm mạnh nguồn cung mới tại thị trường Hà Nội và TP.HCM và sự bùng nổ đầu tư các dự án đất nền, nghỉ dưỡng ở những vùng đất mới có tiềm năng phát triển du lịch như Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh và những địa phương vệ tinh của Hà Nội như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên hay của TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương…

    Trong 7 tháng đầu năm 2019, theo ghi nhận của các công ty nghiên cứu thị trường nguồn cung mới được chào bán ra thị trường Hà Nội và TP.HCM giảm tốc ở hầu hết các phân khúc, riêng nhà cao tầng giảm tới 40% so với năm ngoái, phân khúc nhà thấp tầng cũng giảm nhiệt đáng kể.

    Nguyên nhân được cho là các dự án mới của các chủ đầu tư không thể hoàn thành thủ tục pháp lý theo như kế hoạch do chính quyền địa phương rà soát, kiểm tra.

    Vì thế, các “ông lớn” địa ốc thời gian qua khá mạnh tay trong việc thâu tóm các dự án BĐS có pháp lý rõ ràng, đầy đủ điều kiện để đưa vào khai thác kinh doanh hoặc đang triển khai dở dang, thậm chí nhiều đại gia còn vươn ra các tỉnh/thành phố lớn “săn” quỹ đất sạch để phát triển dự án, cung ứng nguồn cung ra thị trường nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh của họ. Bởi lâu nay quỹ đất vẫn là “át chủ bài” của các doanh nghiệp BĐS, vì thế, sân chơi M&A vẫn đang diễn ra khá “nóng” trong thời gian qua.

    Theo Diễn đàn M&A Việt Nam, nếu như năm 2009 tổng giá trị các thương vụ M&A chỉ đạt 1,1 tỷ USD thì đến 2018 con số này là 10,2 tỷ USD, lũy kế trong thập kỷ qua là 55 tỷ USD.

    Sức nóng của M&A, thâu tóm các dự án vẫn đang diễn ra trên khắp cả nước trong những tháng qua, và phần lớn do các “ông lớn” địa ốc thực hiện. Mới nhất là thương vụ giữa Sunshine Group và Hoàn Cầu. Theo đó, tập đoàn này đã mua lại dự án Diamond Bay Nha Trang của Hoàn Cầu, giá trị không được tiết lộ.

    Khi các "ông lớn" mạnh tay thâu tóm dự án 1

    Dự án tỷ đô Diamond Bay Nha Trang về tay Sunshine Group

    Tuy nhiên, theo giới thiệu thì đây là dự án quy mô rất lớn lên tới 300ha, tổng mức đầu tư 4 tỷ USD gồm có 15 resort, hơn 15.000 phòng khách sạn, 4.000 biệt thự biển cùng nhiều hạng mục khác như sân golf, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học khu vui chơi giải trí…Hoàn Cầu đang triển khai dở dang và hoàn thành một số hạng mục gồm một phần khu condotel, sân golf và khu Diamond Bay Resort & Spa. Sau khi mua lại Sunshine Group đổi tên dự án thành Sunshine Diamond Bay. Được biết, hiện Sunshine Group đang là tập đoàn phát triển hơn 30 dự án từ Bắc tới Nam, cung ứng khoảng 500 biệt thự, shophouse và gần 30.000 căn hộ cao cấp ra thị trường.

    Cũng liên quan đến Sunshine Group, trước đó tập đoàn này cũng đã thâu tóm dự án căn hộ cao cấp tại Quận 7 (Tp.HCM), hiện đang phát triển với tên gọi là Sunshine City Sài Gòn, quy mô 11 tòa nhà cao tầng với tổng diện tích 102.884 m2, cung cấp cho thị trường 3.000 căn hộ từ 1 – 4 phòng ngủ… Theo tìm hiểu thì khu đất phát triển dự án là thuộc Tổ hợp căn hộ The EverRich 3 và The EverRich 2 do Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) là chủ đầu tư. Theo ông Nguyễn Văn Đạt chủ tịch PDR thì Sunshine Group mua lại từ “người khác”.

    Khi các "ông lớn" mạnh tay thâu tóm dự án 2

    Sunshine City Sài Gòn, một dự án khác của Sunshine Group tại Quận 7, mở bán từ cuối năm 2018 và hiện đã đến cất nóc tòa tháp thứ nhất, Tòa S1.

    Trước đó giữa nhóm PDR và 2 pháp nhân khác là Công ty TNHH Dynamic Innovation (Dynamic) và Công ty TNHH Đầu tư Big Gain (Big Gain) cũng đã có hợp đồng hợp tác đầu tư liên quan đến 2 dự án trên để xử lý khoản nợ lên tới hơn 8.800 tỷ đồng của nhóm PDR tại ngân hàng Đông Á, trong đó dư nợ gốc là gần 5.000 tỷ.

    Không chỉ Sunshine mà mới đây hàng loạt thương vụ thâu tóm bất động sản khác cũng đã diễn ra. Đơn cử như Keppel Land mua lại 3 lô đất của Địa ốc Phú Long ở khu Nam Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu là 60% lợi ích tại dự án, giá trị thương vụ này là 1.300 tỷ đồng. Khu đất phát triển dự án rộng 6,2ha, kế hoạch phát triển 2.400 căn hộ, tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 7.400 tỷ; Hồi đầu năm tập đoàn này cũng đã công bố bán lại 70% cổ phần tại dự án Đồng Nai Waterfront City cho Tập đoàn Nam Long với 2.313 tỷ đồng (tương đương 100,57 triệu USD).

    Khi các "ông lớn" mạnh tay thâu tóm dự án 3

    Vị trí dự án Nam Long Waterfront City

    Cũng tại TP.HCM, một ông lớn BĐS Singapore khác là CapitaLand cũng đã hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ cổ phần Ascendas and Singbridge Pte. Ltd với Temasek hồi đầu tháng 7. Sau thương vụ này, CapitaLand sẽ là nhà phát triển dự án OneHub Saigon vào danh mục đầu tư tại Việt Nam. Đây là khu phức hợp văn phòng thương mại, công nghiệp và vận tải rộng 12 ha nằm ở lối vào Khu công nghệ cao Sài Gòn, tiếp giáp Xa Lộ Hà Nội.

    Khi các "ông lớn" mạnh tay thâu tóm dự án 4

    OneHub Saigon, một dự án mới thâu tóm của CapitaLand từ người đồng hương Singapore

    Đầu tháng 7 vừa qua Hưng Thịnh Corp cũng đã mua một dự án đang xây dựng của Đức Khải trên trục đường Nguyễn Lương Bằng (quận 7, TP.HCM).

    Ở Nha Trang, Công ty Cổ phần Đầu tư VHR – một công ty đầu tư BĐS của ông chủ Danh Khôi và một số cổ đông khác, đã thâu tóm 3 lô đất với diện tích hơn 11.000m2 thuộc Khu dân cư Cồn Tân Lập từ Công ty Sông Đà Nha Trang. Các lô đất này có chức năng xây dựng nhà ở và thương mại cao tối đa từ 26-33 tầng.

    Ở Đồng Nai, Kim Oanh Group trúng đấu giá lô đất rộng 49ha tại Bình Sơn (Long Thành) với số tiền phải chi ra là 1.270 tỉ đồng. Ở thành phố biển Vũng Tàu, Tân Hiệp Phát gây bất ngờ khi thâu tóm lô đất rộng hơn 18.000m2 ngay tại khu vực trung tâm.

    Còn tại Hà Nội, FLC mới đây cũng đã bắt tay với Lotte Land (thành viên Lotte) thành lập một liên doanh là Công ty cổ phần Lotte FLC, với số vốn điều lệ là 556,5 tỷ đồng (khoảng 24,1 triệu USD) để hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Công ty Lotte Land sẽ sở hữu 60% cổ phần của công ty Lotte FLC và phần còn lại sẽ do tập đoàn FLC và các công ty con nắm giữ. Lotte FLC sẽ phát triển một dự án trên khu đất rộng 6,4 ha tại Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Nhật Minh - 
    Theo Trí Thức Trẻ
     (19.08.2019)
    • Bất động sản, CapitaLand, Dự án, Hưng Thịnh, Keppel Land, m&a, Nam Long, Sunshine City Sài Gòn, Sunshine Group, thâu tóm

    Liên hệ ngay để nhận miễn phí

    Đường dây nóng
    Đánh giá chất lượng bài viết
    ★★★★★ 5/5

    Chia sẻ

    Share on facebook
    Facebook
    Share on twitter
    Twitter
    Share on telegram
    Telegram
    Share on pinterest
    Pinterest
    Share on linkedin
    LinkedIn
    Share on reddit
    Reddit
    Share on vk
    VK
    Share on email
    Email
    Share on print
    In
    PrevTin trước[VIDEO] Vị trí Sunshine Diamond River Quận 7 có thật sự đáng giá để đầu tư
    Tin sauSiết chặt quản lý thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản theo công văn số 3122/TCT-TTKT của Tổng cục ThuếNext
    ihousel, đọc là [aɪˈhaʊsəl], trước đây là Địa ốc Hoàng Ngọc, chuyên tư vấn, môi giới bất động sản. ihousel tập hợp các chuyên viên tư vấn được đào tạo và có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường.
    Đọc tiếp
    DMCA.com Protection Status

    Liên hệ

    • 46/41/38 Vườn Chuối, P.4, Q.3, Tp.HCM
    • ① 0903 68 24 15
    • ② 0938 667 155
    • info@ihousel.com

    Đăng ký bản tin

    © 2017 Bản quyền của LAC™

    • Giới thiệu
    • Quyền riêng tư
    • Điều khoản
    • Liên hệ

    Mạng xã hội

    Facebook-f
    Instagram
    Twitter
    Linkedin-in
    Youtube
    Pinterest
    • Gọi Hotline
    • Tin tức
    • Dự án
    • Cần mua
    • Cần thuê
    • Đăng tin rao bán
    • Hỏi đáp
    Menu
    • Gọi Hotline
    • Tin tức
    • Dự án
    • Cần mua
    • Cần thuê
    • Đăng tin rao bán
    • Hỏi đáp
      Facebook-square
      Instagram
      Youtube
      Twitter
      Linkedin
      Pinterest
      Telegram